Chọn ngôn ngữ:    

Động cơ LPG-DI

ĐỘNG CƠ LPG PHUN TRỰC TIẾP (LPG-DI)
PGS.TS. Nguyễn Hữu Hường


Động cơ đánh lửa cưỡng bức tuy có nhiều ưu điểm so với động cơ xăng nhưng do hiệu suất thấp nên khả năng cạnh tranh của nó có phần bị hạn chế. Từ khi phát minh ra loại động cơ này đến nay, các nhà chế tạo ô tô đã cải tiến rất nhiều, đặc biệt là hiện đại hóa các hệ thống cung cấp nhiên liệu, đánh lửa, xử lý khí xả... nhờ vậy hiệu suất động cơ có gia tăng và mức độ ô nhiễm môi trường giảm đi đáng kể.     Trong những thập niên cuối thế kỷ 20, một loại động cơ đánh lửa cưỡng bức thế hệ mới đã được các nhà chế tạo ô tô đưa ra áp dụng, đó là động cơ đánh lửa cưỡng bức phun trực tiếp (GDI), trong đó động cơ tạo hỗn hợp phân lớp rất được chú ý. Phương án tạo hỗn hợp này cho phép động cơ đánh lửa cưỡng bức làm việc với hỗn hợp nghèo, làm tăng tính kinh tế nhiên liệu: hiệu suất của động cơ đánh lửa cưỡng bức tiến dần đến hiệu suất của động cơ Diesel.  
Điều quan trọng liên quan đến việc tổ chức chu trình công tác của động cơ đánh lửa cưỡng bức tạo hỗn hợp phân lớp và tạo ra một hỗn hợp phân lớp và tạo ra hỗn hợp không đồng nhất trong buồng cháy ở thời điểm đánh lửa sao cho tại khu vực gần nến đánh lửa, thành phần hỗn hợp thuận lợi nhất cho quá trình cháy còn những khu vực khác, hỗn hợp nghèo hơn.
Động cơ đánh lửa cưỡng bước cháy phân lớp sử dụng nhiên liệu lỏng đã bắt đầu giai đoạn thương mại hóa. Nghiên cứu tạo hỗn hợp nhân lớp cho động cơ sử dụng nhiên liệu khí chỉ mới được bắt đầu ở phòng thí nghiệm. Nghiên cứu lý thuyết liên quan đến sự phân bố nồng độ nhiên liệu trong tia phun rối đặt trong buồng cháy không xoáy lốc. Để tiếp cận dần với điều kiện thực tế, luận án này tiến hành nghiên cứu lý thuyết, mô hình hóa và thực nghiệm động cơ phun trực tiếp LPG.

Đoạn clip giới thiệu tóm tắt nghiên cứu: