Mô phỏng quá trình cháy LPG trong động cơ dual fuel có buồng cháy ngăn cách
Tóm tắt:
Việc làm giảm mức đô phát ô nhiễm của động cơ diesel có thể thực hiện bằng cách thay thế một phần nhiên liệu diesel bằng nhiên liệu khí LPG. Bài báo tập trung nghiên cứu mô phỏng ảnh hưởng của hàm lượng LPG thay thế nhiên lieu lỏng đến tính năng công tác của động cơ và mức độ phát ô nhiễm. Tính toán được thực hiện trên động cơ diesel nguyên thủy có buồng cháy ngăn cách. Do tính chống kích nổ của LPG thấp hơn nhiên liệu diesel nên tỷ số nén của động cơ cần được điều chỉnh hợp lý để không xảy ra kích nổ. Việc duy trì tỉ số nén của động cơ nguyên thủy có thể thực hiện được bằng cách làm bẩn hỗn hợp LPG-không khí bằng CO2.
Sau đây là một số clips kết quả tính toán diễn biến nồng độ O2, C3H8, nhiệt độ, tốc độ của môi chất trong buồng cháy động cơ:
Clips Diễn biến nồng độ O2 trong động cơ dual fuel có buồng cháy ngăn cách
Clips Diễn biến nồng độ C3H8 trong động cơ dual fuel có buồng cháy ngăn cách
Clips Diễn biến nồng độ C4H10 trong động cơ dual fuel có buồng cháy ngăn cách
Clips Diễn biến nồng độ NOx trong động cơ dual fuel có buồng cháy ngăn cách
Clips Diễn biến nồng độ bồ hóng trong động cơ dual fuel có buồng cháy ngăn cách
Clips Diễn biến nhiệt độ trong động cơ dual fuel có buồng cháy ngăn cách
Clips Diễn biến tốc độ trong động cơ dual fuel có buồng cháy ngăn cách